Xăng tăng giá mạnh tác động như thế nào đến doanh nghiệp logistic?

Giá xăng tăng vượt đỉnh 7 năm:


Ngày 26/10 vừa qua, Bộ Công Thương vừa công bố quyết định điều chỉnh tăng giá mặt hàng xăng dầu, cụ thể như sau:

  • Xăng E5RON92 tăng thêm 1.430 đồng/lít, lên 23.110 đồng/lít
  • Xăng RON95-III tăng thêm 1.460 đồng/lít, lên 24.330 đồng/lít
  • Dầu diesel 0.05S cũng tăng 1.170 đồng/lít (lên 18.710 đồng/lít)
  • Dầu hỏa tăng 1.010 đồng/lít (lên 17.630 đồng/lít)


Đây là lần tăng mạnh nhất so với 12 lần trước đó (từ tháng 2 đến nay, xăng dầu tăng tổng cộng 13 lần và có 4 lần giảm). Đồng thời, đây cũng là kỷ lục phá giá trần trong suốt 7 năm qua trong ngành xăng dầu.

Theo Bộ Công Thương, lần tăng giá này là hệ quả của biến động giá dầu thế giới, khi có các cuộc khủng hoảng nhiên liệu ở Anh, thiếu khí đốt sưởi ấm ở Châu Âu và Đông Bắc Á.
 

Thách thức với doanh nghiệp và thị trường:
 

Nhìn nhận thực tế, khi vừa hết đợt giãn cách kéo dài 3 tháng lại phải đối mặt tình trạng giá nhiên liệu tăng cao dẫn đến những thách thức không nhỏ đến giá cả thị trường nói chung và các doanh nghiệp nói riêng, trong đó doanh nghiệp logistic là một ví dụ điển hình.

Sự biến động giá cả trên thị trường nhiên liệu có ảnh hưởng không ngừng đến ngành logistics. Việc tăng giá nhiên liệu nhanh chóng có thể gây ra tác động chậm trễ vận chuyển và tàn phá đối với các công ty quản lý vận tải hàng hóa, việc tăng giá đột ngột có thể dẫn đến việc tăng chi phí trong ngắn hạn và gia tăng sự cạnh tranh trên thị trường để cung cấp cho người tiêu dùng mức giá thấp nhất.
 


Nhìn chung, chi phí nhiên liệu chiếm 30-40% tổng chi phí hoạt động của một doanh nghiệp logistic. Khi chi phí nhiên liệu tăng cao, các hãng vận tải buộc phải tăng giá hoặc chịu lỗ. Đổi lại, chi phí nhiên liệu không chỉ ảnh hưởng đến công ty hậu cần, mà còn ảnh hưởng đến người gửi hàng, nguồn lợi nhuận của người gửi hàng và các đơn vị liên đới bên thức 3. Đó là một hiệu ứng domino bên ngoài: Nếu công ty logistic phải trả thêm chi phí để vận chuyển hàng hóa, thì người gửi hàng sẽ bị tính phí nhiều hơn để bù đắp cho khoản này. Nếu người gửi hàng sẽ bị tính phí nhiều hơn để vận chuyển hàng hóa, thì người nhận hàng sẽ bị tính phí nhiều hơn để bù đắp cho chi phí tăng thêm của họ.
 


Giá nhiên liệu cao hơn tạo ra hiệu ứng gợn sóng trong toàn bộ nền kinh tế. Bằng cách đẩy giá các mặt hàng tiêu dùng quan trọng lên, chi phí năng lượng cao hơn sẽ xuất hiện trong dữ liệu lạm phát của thị trường.
Điều này có nghĩa là các sản phẩm sẽ được bán cho người tiêu dùng với chi phí cao hơn để bù đắp cho chi phí vận chuyển và nhiên liệu cao hơn. Về cơ bản, chi phí nhiên liệu cao hơn gây ra lạm phát sản phẩm và ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của quá trình vận chuyển sản xuất trên đường đi và nơi đến trên toàn cục thị trường.
 

Tăng giá cước vận chuyển:
 


Dự báo của các doanh nghiệp vận tải sẽ tính toán điều chỉnh cước phí 10-20% nhằm cân đối chi phí và khôi phục hoạt động sau giãn cách. Đây chỉ là giải pháp nhất thời, được các doanh nghiệp ứng biến theo giá xăng dầu thị trường. Nhiều chuyên gia dự báo, giá nhiên liệu sẽ còn tiếp tục tăng từ đây đến cuối năm, đòi hỏi các doanh nghiệp cần linh hoạt hoạt động và có cơ chế thích ứng nhanh chóng hơn nữa.
 

Triệu Vũ không tăng giá!

Thấu hiểu những khó khăn của doanh nghiệp vận tải nói riêng và người tiêu dùng nói chung sau khi vừa trải qua đại dịch Covid-19. Công ty Triệu Vũ quyết định vẫn giữ nguyên giá bán các sản phẩm, đảm bảo bình ổn hàng hóa cung ứng thị trường.
Triệu Vũ là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm Seal niêm phong, thiết bị ngành hóa chất: kẹp nắp thùng phuy, bơm hóa chất, kệ vận chuyển thùng phuy, dụng cụ mở thùng,...chất lượng và uy tín hàng đầu HCM. Sản phẩm của Triệu Vũ luôn đa dạng mẫu mã và chức năng đạt tiêu chuẩn CO CQ, ISO 17712 được rất nhiều doanh nghiệp trong ngành vận tải, logistic tin dùng. Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, Triệu Vũ tự tin sẽ chinh phục khách hàng gần xa bằng chất lượng sản phẩm và dịch vụ tuyệt vời nhất.



Bình luận Facebook