Khủng hoảng năng lượng toàn cầu: Giá xăng dầu tiếp tục tăng cao?

Hôm thứ Hai 11/10, giá dầu tăng hơn 2% với dầu thô Brent tăng 1,70 USD, tương đương 2,1%, ở mức 84,09 USD / thùng, mức cao nhất 3 năm kể từ tháng 10/2018. Giá dầu thế giới tăng, kéo theo giá xăng dầu trong nước tăng theo như một hệ quả tất yếu:
 

Ngày 26/10 vừa qua, Bộ Công Thương vừa công bố quyết định điều chỉnh tăng giá mặt hàng xăng dầu, lên mức cao nhất trong 7 năm qua:

  • Xăng E5RON92 tăng thêm 1.430 đồng/lít, lên 23.110 đồng/lít
  • Xăng RON95-III tăng thêm 1.460 đồng/lít, lên 24.330 đồng/lít

Khủng hoảng năng lượng toàn cầu?
 

Khi nền kinh tế toàn cầu bắt đầu phục hồi từ đại dịch Covid-19, giá dầu tăng đang là mối đe dọa đối với nhiều nền kinh tế toàn cầu nói chung và các nước đang phát triển (trong đó bao gồm cả Việt Nam).

Khi đại dịch Covid-19 hoành hành, việc ban bố tình trạng ‘giãn cách’ được thực hiện ở nhiều quốc gia, đã hạn chế sự di chuyển và hoạt động kinh tế, dẫn đến nhu cầu xăng dầu ít đi. Nhưng ngay khi vaccine Covid-19 được phổ biến, lệnh giãn cách được dỡ bỏ và nhu cầu đi lại tăng cao, thế giới lại đối mặt một thử thách mới: Khủng hoảng nhiên liệu toàn cầu!
 


Một cuộc khủng hoảng năng lượng đang bao trùm các nền kinh tế lớn mà không có dấu hiệu lắng dịu ngay cả khi các nhà sản xuất dầu lớn vẫn cam kết về nguồn cung và điều chỉnh giá cả phù hợp.
 

Vậy, tại sao thị trường xăng dầu liên tục sôi sục?
 


- Cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu được khơi màu tại….Trung Quốc cách đây vài tháng. Khi tình trạng thiếu điện do thiếu than nhiên liệu khiến Trung Quốc phải cắt điện luân phiên ở các thành phố nhằm đảm bảo hoạt động.

- Tiếp theo đó, đến lượt Ấn Độ cũng rơi vào cơn sốt than buộc nhiều nhà máy ngừng hoạt động do thiếu điện, làm trì trệ thêm nền kinh tế vừa bị đại dịch Covid-19 tàn phá

- Như một hiệu ứng domino dây chuyền, khủng hoảng lan từ châu Á sang châu Âu, Anh là nước đầu tiên đối mặt khủng hoảng năng lượng mà tiêu biểu là giá xăng tăng cao bất thường. Nhiều trạm xăng ở Anh đóng cửa, người dân đua nhau tích trữ, trong khi thiếu hụt nhân viên bán xăng đến nỗi chính phủ Anh phải đưa một trung đoàn quân đội vào bán xăng cho người dân.
 


- Tình hình ngày càng căng thẳng hơn, khi các nước châu Âu sắp bước vào mùa đông và nhu cầu sưởi ấm tăng cao. Thông tin dự báo thiếu hụt khí đốt mùa đông sắp tới, kéo theo giá khí đốt tăng 280% trong năm nay. Trước tình hình đó, nhiều người dân quyết định chuyển sang dùng dầu sưởi ấm thay vì dùng gas làm giá dầu tiếp tục leo thang.

Giá cả hàng hóa toàn cầu, bao gồm cả những mặt hàng được sử dụng làm nhiên liệu cho sản xuất điện như than và khí đốt, tăng mạnh trên toàn thế giới.

"Dầu thô tăng lên mức cao nhất trong bảy năm nhờ các yếu tố cơ bản mạnh mẽ là nhu cầu cao hơn trong bối cảnh thiếu điện toàn cầu và lo ngại về nguồn cung thấp hơn. Giá dầu thô tăng do nhu cầu thay thế từ các khách hàng tiêu thụ khí đốt và than đá do giá tăng", Chuyên gia phân tích cấp cao của HDFC nhận định.
 

Khi nào ‘khủng hoảng’ được kiểm soát?
 


Theo các nhà phân tích, xu hướng leo dốc của giá dầu có thể sẽ tiếp tục trong ngắn hạn ít nhất đến cuối 2021 – đầu 2022. Để đáp ứng nhu cầu trên thị trường, OPEC và các đồng minh, cùng được gọi là OPEC +, tuần trước đã quyết định duy trì sản lượng tăng dần đều và ổn định.

Mặc dù OPEC + đã cam kết trả lại nhiều nguồn cung bị giữ lại hơn cho thị trường, nhưng mức tăng khó có thể đáp ứng nhu cầu gia tăng ở các nền kinh tế công nghiệp, đặc biệt là với những tháng mùa đông sắp tới.

Trong khi đó, các thị trường đang nhìn vào Mỹ khi Bộ trưởng Năng lượng Jennifer Granholm đưa ra triển vọng giải phóng dầu thô khỏi kho dự trữ dầu chiến lược của chính phủ nhằm điều chỉnh giá dầu thị trường. Tuy nhiên, nó sẽ không đến sớm. Ít nhất cho đến đầu năm sau.

> Xăng tăng giá tác động như thế nào đến hoạt động logistic?



Bình luận Facebook